Kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2022

(Theo Kế hoạch số 56/KH-TTYT ngày 11/5/2022 của Trung tâm Y tế huyện)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động thông qua các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

- Cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người lao động.

2. Yêu cầu

- Công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị, cơ sở lao động, doanh nghiệp phải được quan tâm thực hiện thường xuyên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện lao động, sản xuất, đồng thời thu hút được sự tham gia, phối hợp của các đoàn thể, các tổ chức, cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo đúng quy định của Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

3. Các chỉ tiêu thực hiện

- 100% doanh nghiệp thành lập đội Sơ cấp cưu tại chỗ, được tập huấn công tác VSLĐ- SCC tại chỗ hàng năm.

- 35% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp được quản lý;

- 26% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được quản lý sức khỏe, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

- 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị, phục hồi chức năng và giám định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo qui định.

- 40% các cơ sở lao động được tư vấn về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động tại nơi làm việc.

- 25% các cơ sở lao động thực hiện lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.

- 28% người lao động nữ tại các doanh nghiệp được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Giảm 3% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động (so với giai đoạn 2010- 2020).

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Truyền thông, giáo dục và tư vấn về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Phổ biến, tuyên truyền,vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Chú trọng nội dung tuyên truyền phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (HIV/AIDS, Viêm gan vi rút B, C, ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản…), chế độ dinh dưỡng phù hợp điều kiện lao động và tăng cường vận động tại nơi làm việc.

- Sử dụng các hình thức truyền thông đa dạng, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông.

2. Kiện toàn nhân lực, bổ sung trang thiết bị cho công tác y tế lao động

- Rà soát, bổ sung nhân lực làm công tác vệ sinh lao động tại các đơn vị; hướng dẫn các doanh nghiệp/cơ sở lao động bố trí nhân sự làm công tác vệ sinh lao động tại đơn vị mình, đảm bảo mỗi cơ sở lao động có ít nhất một cán bộ làm công tác vệ sinh lao động.

3. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, triển khai có hiệu quả công tác y tế lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

- Tập huấn nghiệp vụ về y tế lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho đội ngũ cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, cán bộ phụ trách y tế lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Tập huấn kỹ năng truyền thông, tư vấn cho cán bộ y tế trong ngành và các cơ sở lao động về công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động” năm 2022.

4. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thống kê báo cáo

- Rà soát thống kê, đánh giá và phân cấp quản lý đối với các cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp.

- Từng bước triển khai, áp dụng lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra về công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt năm 2022 (kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là các cơ sở có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại; việc thực hiện quan trắc môi trường lao động, áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế mắc bệnh nghề nghiệp, đảm bảo các quyền lợi, chế độ của người lao động theo quy định của pháp luật, công tác ghi nhận và báo cáo số liệu y tế lao động, tai nạn lao động…).

- Giám sát, hỗ trợ chuyên môn đối với các cơ sở lao động về công tác quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp; kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, thiếu sót, đảm bảo ngăn ngừa có hiệu quả nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, giám sát và báo cáo y tế lao động, bệnh nghề nghiệp tại các tuyến; tổng hợp và báo cáo định kỳ theo quy định. III. KINH PHÍ THỰC HIỆN Nguồn ngân sách và kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Trung tâm y tế huyện

- Chủ động bố trí kinh phí, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác Chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn được giao quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở lao động thuộc phân cấp quản lý xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị mình.

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông tại địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về An toàn vệ sinh lao động.

- Từng bước triển khai, áp dụng lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.

- Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức điều tra, rà soát, thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động tại các đơn vị thuộc phân cấp quản lý, để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Giám sát, hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật thực hiện các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho các cơ sở lao động thuộc phân cấp quản lý.

- Tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động”; phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tại các cơ sở lao động/sản xuất, kinh doanh theo quy định của Pháp luật.

- Tổ chức tập huấn an toàn VSLĐ-SCC tại chỗ cho Đội sơ cấp cứu tại chỗ của các doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả công tác y tế lao động, phòng chống tai nạn thương tích tại địa phương, gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo quy định.

5.2. Trạm Y tế xã, thị trấn

- Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền việc thực hiện các quy định của pháp luật về An toàn vệ sinh lao động.

- Phối hợp tổ chức điều tra, rà soát, thống kê số cơ sở lao động và các yếu tố có hại trong môi trường lao động trên địa bàn để có biện pháp hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động”.

5.3. Đề nghị doanh nghiệp

- Phân công, bố trí nhân lực làm công tác vệ sinh lao động tại đơn vị; đảm bảo mỗi cơ sở lao động có ít nhất một cán bộ làm công tác vệ sinh lao động.

- Thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên, Đội sơ cấp cúu tại chỗ. Định kỳ tổ chức tập huấn công tác VSLĐ-SCC tại chỗ theo quy định.

- Điều tra, rà soát, lập danh sách người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, làm việc tại các vị trí có yếu tố có hại trong môi trường lao động; tổ chức quản lý theo quy định.

- Tổ chức truyền thông, giáo dục và tư vấn về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

- Phối hợp với Trung tâm y tế huyện từng bước triển khai, áp dụng lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19’’. Thời gian tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 05 năm 2022. Treo băng rôn tuyên truyền khẩu hiệu Tháng hành động tại các khu vực đê quan sát, tập trung người lao động. Nội dung khẩu hiệu (tại phụ lục kèm theo)

Phụ lục

MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN, CỔ ĐỘNG HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ ATVSLĐ NĂM 2022

1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng công nhân năm 2022.

2. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022.

3. Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

4. Thực hiện nghiêm các nội qui, qui trình, giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác huấn luyện về ATVSLĐ.

6. Doanh nghiệp và người lao động chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động.

7. Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động.

8. Chủ động rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.

9. Môi trường làm việc an toàn - Tốt cho bạn, cho doanh nghiệp.

10. Tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN vì an toàn và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và người lao động.

SĐT đường dây nóng

Trung tâm Y tế:

0966.851.919

Sở Y tế:

0967.721.919

Lưu ý: Chỉ điện thoại vào đường dây nóng của Sở Y tế khi đã điện vào đường dây nóng của Trung tâm Y tế nhưng không được giải quyết

Khảo sát sự hài lòng của người bệnh với nhân viên y tế
  
Thống kê truy cập
 286 Trong ngày
 1.698 Trong tháng
11 Đang online
Bản quyền 2021 ©Trung Tâm Y tế thị xã Việt Yên
Thiết kế bởi Aptech